Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa đọc chệch âm
cho 賙
◎ Nôm: 朱 Đọc âm HHV, AHV: chu, nghĩa trong tiếng Hán là “chu cấp”, đem của cải của mình để cứu tế cho người khác. Tiếng Việt có từ chu tất (hoàn tất, trọn vẹn, đầy đủ) vốn đọc chệch âm và trại nghĩa từ chữ chu tuất 賙恤 (cứu giúp thương xót những người nghèo khổ). Ss đối ứng cɔ¹, cɔ² (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 194]. Như vậy, “cho” là từ hán Việt-Mường.
đgt. chuyển cái thuộc sở hữu của mình sang cho người khác. (Tự thán 83.4)‖ Lợi tham hết lấy, nhiều thì cạnh, nghĩa phải đam cho, ít chẳng phường. (Bảo kính 128.4, 128.4, 130.1, 171.5, 175.1)‖ (Cúc 217.1)‖ (Trường an hoa 246.2).
k. HVVD từ đi sau cụm động từ mang ý khiến sự vật, sự việc đạt đến trạng thái nào đó. Nước dưỡng cho thanh đìa thưởng nguyệt, đất cày ngõ ải rãnh ương hoa. (Ngôn chí 4.5, 10.2)‖ (Mạn thuật 27.8, 29.2, 25.6)‖ (Tự thuật 117.7)‖ (Tự thán 111.2)‖ (Bảo kính 137.5, 143.7, 172.7, 173.7, 175.8)‖ (Quy Côn Sơn 189.8)‖ (Huấn Nam Tử 192.5).
k. HVVD từ biểu thị đối tượng sắp nêu ra là sẽ chịu sự tác động (tốt, xấu) của hành động ở trước đó. Song viết lại toan nào của tích, bạc mai vàng cúc để cho con. (Thuật hứng 49.8)‖ (Tự thán 92.8, 111.3)‖ (Bảo kính 149.6, 144.3, 151.8).
đgt. HVVD đồng ý để ai làm việc gì. Cho về cho ở đều ơn chúa, lọ phải xung xăng đến cửa quyền. (Thuật hứng 53.7)‖ (Tự thán 105.3)‖ (Bảo kính 177.4)‖ (Đào hoa thi 231.4).
đgt. HVVD để sự vật hay hiện tượng nào đó xảy ra. Con lều mọn mọn đẹp sao, trần thế chẳng cho bén mỗ hào. (Thuật hứng 52.2)‖ (Tự thán 85.6, 108.6)‖ (Bảo kính 128.8)‖ (Tảo xuân 193.8)‖ (Hạ cảnh tuyệt cú 197.1).
đgt. HVVD nói tắt của cho rằng, cho là. Ở thế thì cho ta những thiệt, khoe mình khá chịu miệng rằng lành. (Tự thuật 113.5)‖ (Bảo kính 184.1).
k. HVVD như để, trong Để cho. (Tự thuật 112.8)‖ (Bảo kính 132.7, 134.5, 146.6, 152.7)‖ Đường tuyết thông còn giá in, đã sai én ngọc lại, cho dìn. (Tảo xuân 193.2).
k. HVVD (từ dùng để khuyên nhủ), như chữ đi. Việc ngoài hương đảng chớ đôi co, thấy kẻ yêng hùng hãy dịn cho. (Bảo kính 176.2).